Chim
yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ hay nhặt mồi trên mặt
đất như một số loài chim khác. Chúng thường sống bầy đàn lên đến hàng trăm con
nhưng lại thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ,
biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Đây được coi
là môi trường lý tưởng tập hợp đa dạng các loại côn trùng, là nguồn thức ăn
phong phú cho chim yến. Chính vì vậy việc khảo sát điều kiện nuôi yến ban đầu
là bước rất quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình nuôi yến dài lâu
sau này.
Vì kích
thước cơ thể chim yến cũng khá nhỏ bé, chỉ nặng trung bình khoảng 13 gram nên
thức ăn của chim yến là các loài côn trùng khá nhỏ bay trong không trung hoặc
bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, các thảm cỏ hoang dã, từ cánh
đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi
rác, trại chăn nuôi,…vv
Chim yến đã lớn ăn gì?
Chim
yến trưởng thành ăn côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ 0,01–0,72g) bay trong không
khí như kiến cánh, ong bắp cày, ong nhỏ, phù du, ruồi muỗi, nhện, các con bọ
nhỏ. Tỷ lệ các loại côn trùng trong thức ăn như sau: bộ cánh màng như kiến
chiếm 61,1%, bộ cánh đều như mối -14,7%, bộ hai cánh như ruồi -7,8%, các loài
khác còn lại tỷ lệ thấp. Trong bộ cánh giống gặp rầy xanh và rầy nâu. Thức ăn
yến ưa thích là ong kiến chiếm 50-70%, tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ
rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào.
Chim
bắt thức ăn trong khi bay, ở độ cao dưới 30m, theo sự phân bố của côn trùng
trong không trung. Các cây thu hút nhiều côn trùng như cây keo dậu (táo nhơn),
cây sung, …Đèo Rù Rì- Nha trang trồng toàn cây keo dậu, đó là bãi kiếm ăn của
chim yến. Quan sát hai nhà yến cũ (Tuy Hòa,…) gần cửa ra vào đều có cây sung.
Quả sung là nơi để côn trùng đẻ trứng vào đó, nó thu hút chim về kiếm ăn xung quanh,
bất chợt chim bay vào nhà cũ và đã ở lại. Ở nước ngoài đã có kỹ thuật chuẩn bị
cây sung giống cho các nhà yến
Chim yến còn nhỏ ăn gì?
Thức ăn
của chim con đều do bố mẹ bắt về và mớm cho chúng, chim bố mẹ có trộn thêm
enzym và các kháng thể trong nước bọt vào cục mồi. Thành phần thức ăn khá đa
dạng, điều tra tại Khánh Hòa và Đà Nẵng cho thấy chim ăn chủ yếu là rầy nâu,
rầy xanh (50,7% và 60,8%), ruồi (20,7% và 14,8%), kiến (14,2% và 10,9%). Nhìn
chung chim yến non ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng hơn, tỷ lệ bọ rầy (nâu, xanh) –
chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%, ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗ một chim con
thấy trong cục mồi có từ 250-350 con côn trùng nhỏ. Trong bài đăng trước, khi
mổ chim yến con ở Hội An, tôi cũng thấy trong dạ dày toàn bọ rầy.
Trong
nuôi nhân tạo người ta cho chim con ăn trứng và ấu trùng ong kiến non. Hiện nay
người nuôi chim còn cho ăn thêm một số loại sâu, dế cắt nhỏ… Thời gian chim non
kéo dài 5-6 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Thời gian đầu cục mồi khoảng 0,6 –
1g, thời gian sau cục mồi lớn hơn là 1,5 – 1,7g, khoảng cách thời gian mớm mồi
gần nhất là 30 phút. Khi nuôi chim con thường cho chim cho chim con ăn 3-4
lần/ngày, 3 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm lúc khoảng 8 giờ tối. Thực
tiễn cho thấy chim tiếp nhận thức ăn do con người cung cấp là bình thường và
chim con sinh trưởng bình thường cho đến khi bay được.
Là đối
tượng ăn côn trùng trên không chim yến đã góp phần quan trọng khống chế số
lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu. Tuy nhiên các kiến thức về nuôi yến
cho thấy mỗi chim yến con lúc còn non được bón cục mồi trung bình 0,8 g/lần x
3lần/ngày = 2,4g/ngày. Nếu có 1000 chim yến thì cần 2400g tức 2,4kg côn trùng.
Lúc chim yến lớn lên thức ăn cần nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi, nghĩa là
mỗi ngày một chim yến cần ít nhất 5-7g, như vậy 1000 chim cần đến 5-7kg côn
trùng. Với loài côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non được chim bố mẹ cho
ăn 250-350 côn trùng một lần, như vậy số lượng côn trùng cho một nhà yến 5000
chim là rẩt lớn. Phân tích điều này giúp chúng ta nhìn rõ hơn về định hướng
phát triển lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề thức ăn cho chim cần đặt ra rõ
ràng hơn.
Thức ăn
và chất lượng tổ: chim yến sống gần với rừng, vùng trồng cây ăn quả sẽ là nơi
có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở thành phố đô thị, nơi
đó sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh) chim ăn nhiều kiến cánh tổ sẽ có chất
lượng tốt hơn. Chim ăn nhiều ruồi chất lượng tổ không bằng ăn nhiều kiến. Một
ngày mưa ở Côn đảo tôi quan sát thấy kiến cánh bay ra rất nhiều và rơi xuống
khắp nơi trên mặt đất. Giá yến của Côn đảo cao cũng là điều dể hiểu.
Khi đàn
chim yến tăng nhanh từ vài chục con nay lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn con
thì nguồn thức ăn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết và phải đảm
bảo ổn định lâu dài. Chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất
ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản
sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy,
để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một
số loài côn trùng.
Giải
pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho yến.
Thị trường thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện nay có rất nhiều các loại
bột tạo côn trùng làm nguyên liệu tạo thêm nguồn thức ăn phong phú cho chim
yến. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc sử dụng các loại bột này
sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chất lượng tổ của chim yến. Đây là vấn đề
gây nhiều tranh cãi vẫn chưa có đáp án chính thức từ các công trình nghiên cứu
khoa học. Vì vậy tạo ra nguồn thức ăn từ tự nhiên vẫn là phương pháp an toàn và
đảm bảo hơn cả.
Có thể
trồng nhiều cây thu hút côn trùng quanh khu vực nhà yến như: sung, keo dậu (táo
nhơn), ômôi, dừa nước, … Đây là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến, tạo
môi trường cho yến sinh hoạt đồng thời cũng là tạo môi trường sinh thái xanh,
sạch, trong lành cho con người.
Ngoài
ra có thể tạo ruồi giấm bằng phương pháp tự nhiên để tạo thêm nguồn thức ăn cho
chim yến.
Là đối
tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã, đang và sẽ tiếp tục góp
phần quan trọng trong việc khống chế số lượng các côn trùng gây hại
cho hoa màu, giúp cân bằng hệ sinh thái. Qua đó cho thấy, việc nuôi chim
yến không chỉ mang lại lợi ích cho người nuôi mà còn mang lại rất nhiều các lợi
ích xã hội khác.
Chúc
các bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét