Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Chất lượng của yến thiên nhiên và yến nuôi có khác nhau?

Nếu gần nơi sinh sống của yến có nguồn thức ăn tốt thì chẳng có lý do để nó phải bay đi xa cả. Điều đó cũng làm cho chim yến khỏe mạnh hơn cho ra chất lượng yến sào Khánh Hòa tốt hơn.

Chất lượng của yến thiên nhiên và yến nuôi có khác nhau?

Yếu tố then chốt ảnh hưởng chất lượng yến chính là thức ăn

Yếu tố then chốt ảnh hưởng đến vấn đề này chính là thức ăn, điều đó đúng với tất cả các loài động vật, kể cả con người. Vậy thức ăn ưa thích của chim yến là gì? Đó chính là sâu bọ, các loài côn trùng,… Có thể kể đến như chuồn chuồn kim, cào cào, các loài rầy,…
Nguồn thức ăn này có thể tìm thấy nhiều ở ngoài tự nhiên nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những đồng cỏ lớn hay những cánh đồng lúa. Một điều đặc biệt là nơi mà chim yến làm tổ nhiều (nơi vách đá trong các hang động tại các hòn đảo) lại không có được điều đó.
Do đó, có thể thấy, việc chim yến làm tổ ở đâu không ảnh hưởng tới chất lượng yến sào Khánh Hòa. Nếu không muốn nói là yến nuôi thậm chí có thể mang lại chất lượng tốt hơn vì chim yến gần nguồn thức ăn và ít phải đi xa kiếm mồi. Trong quá trình nuôi con thì đây cũng là một yếu tố quan trọng để yến con phát triển khỏe mạnh. Chưa kể rằng việc sử dụng yến nuôi thay vì khai thác yến đảo sẽ kiểm soát tốt hơn việc vắt cạn sức lực của chim yến trong mùa sinh sản để bảo vệ loài chim này.
Việc phát triển nghề nuôi yến với những căn nhà yến có bản chất là tạo điều kiện cho chim yến sống gần với con người hơn, giảm chi phí trong việc thu hoạch yến sào Khánh Hòa. Có chăng sự chênh lệch giữa chất lượng 2 loại yến nuôi và yến đảo đi nữa là vì một số ít chim yến trưởng thành, có sức khỏe tốt đã quen với cuộc sống ở đảo hay sợ con người. Tạm thời chưa thích nghi được với cuộc sống trong những ngôi nhà yến. Đây là những cặp chim bố mẹ theo chúng tôi là sẽ cho ra chất lượng yến sào Khánh Hòa tốt. Tuy nhiên, về lâu dài thì điều này sẽ dần loại bỏ khi chim yến bắt đầu làm quen. Đối với con người cũng vậy, chúng ta luôn ưu tiên chọn nơi ở gần với nơi chúng ta phát triển tốt hơn đúng không nào?

Mua yến ở đâu mới tốt?

Khánh Hòa là một tỉnh nổi tiếng với yến sào Khánh Hòa. Không phải vì nơi đây cho ra sản phẩm yến sào Khánh Hòa chất lượng cao mà là vì nơi đây có nhiều đảo, nhiều hang động thích hợp cho loài yến làm tổ. Điều đó đúng với xưa kia, khi mà con người hoàn toàn phụ thuộc vào yến hoang dã trong tự nhiên. Yếu tố thức ăn khác nhau ở từng địa phương cũng ảnh hưởng đến chất lượng yến nhưng suy cho cùng thì chúng ta không thể biết được 1 con chim yến đi kiếm ăn ở đâu. Nếu gần nơi sinh sống của yến có nguồn thức ăn tốt thì chẳng có lý do để nó phải bay đi xa cả. Điều đó cũng làm cho chim yến khỏe mạnh hơn cho ra chất lượng yến sào Khánh Hòa tốt hơn.

Chất lượng của yến thiên nhiên và yến nuôi có khác nhau? 1
Vậy, với sự phát triển của nghề nuôi yến hiện nay, bạn cần biết rõ về nguồn gốc xuất xứ của yến sào Khánh Hòa cũng là một yêu tố để đánh giá chất lượng yến sào Khánh Hòa. Một số hộ gia đình thấy việc nuôi yến kiếm lời dễ quá nên cũng lao theo mà quên mất 1 điều rằng điều kiện sống ở nơi mình ở không phù hợp với loài chim này. Ví dụ như ở các đô thị thành phố, khu vực đông dân cư,… dẫn đến sụt giảm chất lượng yến sào Khánh Hòa.
Khi chọn mua yến sào Khánh Hòa nuôi, hãy chọn yến sào Khánh Hòa được nuôi ở những khu vực đồng bằng, khu vực làng quê chưa có sự can thiệp nhiều của các nhà máy công nghiệp. Nơi gần những cánh đồng với truyền thống văn hóa lúa nước. Vì chắc chắn rằng nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào, gần với các con sông cung cấp nguồn thức uống và không ồn ào. Đó chính là lý do vì sao nghề nuôi yến ở khu vực đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ. Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía bắc cũng có những yếu tố đó. Tuy nhiên, mùa đông ở đây có nhiệt độ xuống quá thấp, không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chim yến.
Tại Bình Định, cụ thể hơn là xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, quê hương của nhà thơ Xuân Diệu. Nghề trồng lúa nước đã tồn tại từ bao đời nay với những cánh đồng rộng lớn hàng nghìn héc ta bên cạnh nhánh sông Kôn. Từ bé, tôi đã thấy hàng trăm con chim yến bay lượn trên bầu trời hằng ngày. Số lượng tập trung vào mùa gặt có thể đến hàng nghìn con vì lúc đó là lúc hàng nghìn con sâu bọ không có chỗ ẩn náu. Để rồi chúng hoàn toàn biến mất vào mùa đông, quay lại vào mùa xuân. Cái lạnh ở miền trung không khó chịu đến mức khiến chúng phải trốn đi hay cạn kiệt nguồn thức ăn. Nhưng cũng đủ để chúng lười đi kiếm ăn xa và chỉ giấu mình mãi vào những vách đá. Giờ đây, bạn chỉ cần ghé thăm 1 lần thôi sẽ thấy, cảnh tượng từng đàn chim yến bay lượn trên bầu trời không cần biết vào mùa nào. Chúng hiện diện ở đó 365 ngày/năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét