Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Bạn đã biết gì về chim yến và nghề nuôi yến?

Yến sào Khánh Hòa còn được biết đến là món ăn cao lương mỹ vị của các Quốc gia Đông Nam Á như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Tại Việt Nam, yến sào Khánh Hòa được phân thành yến sào Khánh Hòa tự nhiên và yến nuôi. Là 2 loại yến sinh trưởng và phát triển ở 2 môi trường khác nhau nên có thành phần và công dụng khác nhau.

Bạn đã biết gì về chim yến và nghề nuôi yến?

Những đặc điểm của chim yến

Đặc tính cơ thể :
Thính giác, khướu giác và đặc biệt là thị giác rất tốt , chúng có thể làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux; những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác.
Đặc tính thói quen:
Chim yến rất trung thành với chổ ở, một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bất an như bị phá hoại , hay khai thác yến sào Khánh Hòa không đúng cách. Do đó, càng lâu năm đàn chim yến càng đông. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay
Phân loại các loại chim yến :
Việt Nam
Tiếng Anh
Tiếng Indonesia
Loại tổ
Ến
Swallow
Cỏ – rác
Nhạn
Martin
Cỏ – rác
Yến cỏ Indonesia
Collocalia
Seriti
Cỏ – nước bọt
Yến cỏ Việt Nam
Apus Affinis
Cỏ – nước bọt
Yến cây dừa
Cypsiurus
Cỏ
Yến Hàng/Yến tổ trắng
Unicolor
Swiftlet
 Nước bọt

Đặc tính làm tổ của yến tổ trắng/yến hàng:
Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Yến sào Khánh Hòa được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Yến sào Khánh Hòa gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau.

Đặc điểm của nghề nuôi yến

Các yếu tố đòi hỏi về nhà yến :
  • Độ tối thích hợp.
  • Không có mùi lạ.
  • An toàn, chim yến rất nhạy cảm nên phải phòng ngừa sâu bọ, chuột, rắn,…
  • Chú ý vòng bay tối thiểu của chim yến để xây kích cở nhà phù hợp.
  • Nhiệt độ 27-29 độ C.
  • Độ ẩm 80-95%.
Môi trường thích hợp để xây dựng nhà yến

Bạn đã biết gì về chim yến và nghề nuôi yến? 1
Thức ăn của chim yến là những loại côn trùng bay. Những loại côn trùng này chỉ có mặt trong tự nhiên và chim yến săn bắt chúng từ sáng sớm đến khi trời nhá nhem tối. Vì vậy việc lựa chọn một môi trường tự nhiên thích hợp sẽ tạo điều kiện cho chim yến phát triển bầy đàn và khả năng làm tổ của chim yến.
Như vậy môi trường xung quanh nhà yến (bán kích khoảng 25 km) cần phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cho chim yến quanh năm. Một môi trường lý tưởng cho chim yến bao gồm :
  • 50% cây thấp như đồng lúa, bụi cây, đồng cỏ …
  • 30% cây thấp
  • 20% khu vực có nước như ao, hồ, sông, suối, biển
Hiện nay các tỉnh thành sau ở Việt Nam có thể phát triển nghề nuôi chim yến:
  • Các tỉnh miền Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
  • Các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Tây Ninh (*)….
  • ·         Các tỉnh miền Tây Nam Bộ: An Giang (*), Bạc Liêu, Bến Tre (*), Cà Mau, Cần Thơ (*), Đồng Tháp (*), Hậu Giang (*), Kiên Giang, Long An (*), Sóc Trăng (*), Tiền Giang, Trà Vinh (*), Vĩnh Long (*)
Chu kỳ sinh sản của chim yến
Chim yến bắt đầu đi kiếm bạn đời và sinh sản khi được khoảng 8 tháng tuổi. Chu kỳ sinh sản bao gồm các quá trình sau:
  • 30-32 ngày làm tổ.
  • 8-11 ngày tiếp theo đẻ trứng đầu tiên, 1-3 ngày tiếp theo đẻ trứng thứ 2.
  • 22-28 tiếp theo ngày ấp trứng.
  • 47-51 tiếp theo ngày chim non bắt đầu rời khỏi tổ.
  • 7 ngày tiếp theo chim bố mẹ nghỉ ngơi để tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới.
Như vậy tổng cộng một chu kỳ sinh sản của chim là 115-132 ngày (khoảng 4 tháng). Như vậy một năm chim có thể sinh sản khoảng 3 lần (số lần sinh sản tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn thức ăn …). Chúng ta cần phải hiểu rõ chu kỳ sinh sản của chim yến để có quy trình khai thác tổ chim một cách hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét